Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Phương Pháp Sấy Khô Thực Phẩm

Phương Pháp Sấy Khô Thực Phẩm

Hoa quả tươi là những món ăn giàu dinh dưỡng và rất tốt cho cơ thể nhưng hoa quả tươi lại không bảo quản được lâu. Chính vì thế người ta đã chế biến và sấy khô hoa quả để bảo quản được lâu hơn mà vẫn giữ được các chất dinh dưỡng. Hôm nay Mactech sẽ hướng dẫn các bạn các bước để sấy khô thực phẩm mà vẫn giữ được độ tươi ngon.

Chọn thực phẩm để sấy khô

Để có những sản phẩm khô ngon chúng ta phải có những nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh. Khi sử dụng các Chỉ sử dụng thực phẩm tươi, tránh xa bất kỳ sản phẩm nào có dấu hiệu bị thối. Những trái cây có thể sấy khô tốt là dâu tây, nhãn, vải, táo, dứa, chuối, mít, nho. Rau mà bạn có thể làm khô bao gồm cà rốt, cà chua, nấm, đậu Hà Lan, hành tây, bí ngô.

Có 2 cách thông dụng để sấy khô thực phẩm đó là sấy thủ công (phơi nắng) và sấy bằng máy.

Nếu chọn phương pháp thân thiện với môi trường, sấy thực phẩm bằng cách sử dụng ánh nắng mặt trời,  bạn sẽ cần ít nhất năm ngày liên tiếp với nhiệt độ ngoài trời là 29 độ C để phơi khô sản phẩm và tốt hơn khi phơi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp và không có côn trùng. Với cách này thì tiết kiệm được chi phí máy móc, thực phẩm khô tự nhiên nhưng nhược điểm là mất thời gian, dễ bị côn trùng, bụi bám vào và phụ thuộc vào thời tiết.

Nếu sấy bằng máy sấy thực phẩm thì nhanh hơn, máy kín không sợ bị côn trùng hay bụi bám vào. Nhược điểm là tốn chi phí mua máy và tiền điện. Nếu bạn làm thực phẩm khô để bán thì nên sử dụng máy sấy. Nếu chỉ sấy rau củ quả thì nên chọn loại máy sấy gia dụng vì loại này nhiệt độ thấp. Nếu sấy các loại thực phẩm khác như thịt, cá thì nên chọn loại máy sấy công nghiệp, nhiệt độ sẽ cao hơn, sấy nhanh hơn.

Sơ chế thực phẩm trước khi sấy.

Trước khi đưa vào sấy các bạn nên rửa kỹ thực phẩm vì sau khi sấy chúng ta sẽ không rửa thực phẩm nữa. Đối với rau có thể rửa bằng nước sôi khoảng 2 phút.

Sau khi rửa thực phẩm chúng ta sẽ ngâm rau quả vào hỗn hợp với 1 phần nước chanh và 8 phần nước. Sau đó hãy bỏ ra, ko nên để quá lâu. Đơn giản là nó chỉ cần loại bỏ những chất độc hại ra ngoài.

Tiến hành sấy

Đối với sấy tự nhiên bằng nắng thì chúng ta mang thực phẩm ra và phơi nắng, chiều hết nắng thì lại mang vào. Hôm nào mà vừa chuẩn bị nguyên liệu xong trời lại mưa vài hôm liền thì một là nên nấu hết chỗ thực phẩm đó lên, hai là mua một chiếc máy sấy. Giá thành một chiếc máy sấy rẻ nhất do Mactech sản xuất là 8 triệu.

Đối với máy sấy nhiệt chúng ta nên bật máy trước cho máy ấm dần, sau khi nhiệt độ máy lên cao thì chúng ta tiến hành sếp thực phẩm vào khay. Lưu ý nên lấy khay ra ngoài cho thực phẩm vào rồi mới cho khay vào máy. Sau khi cho thực phẩm vào máy, ta để máy ở nhiệt độ từ 60-80 độ. Tùy vào từng loại thực phẩm mà thời gian khác nhau, nếu chưa có kinh nghiệm sấy bạn nên theo dõi thực phẩm thường xuyên, tránh để thực phẩm khô quá.

Làm mát và bảo quản thực phẩm

Sau khi đã sấy khô các thực phẩm hãy lấy nó ra khỏi máy và để ở ngoài trong một giờ cho mát. Đóng gói thực phẩm trong hộp kín hoặc lọ đóng hộp để giữ cho chúng tươi trong sáu tháng đến một năm.

Vậy là Mactech đã hướng dẫn các bạn những bước cơ bản để  sấy khô thực phẩm. Chúc các bạn thành công!

The post Phương Pháp Sấy Khô Thực Phẩm appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Cách bảo quản thực phẩm khô trong tủ lạnh

Cách bảo quản thực phẩm khô trong tủ lạnh

Cách bảo quản thực phẩm khô là một trong những điều được mọi người quan tâm, bởi căn bếp nào cũng có loại thực phẩm này. Thế nhưng, thực phẩm khô có cần bảo quản trong tủ lạnh? Đó là câu hỏi của rất nhiều bà nội trợ.

Nguyên tắc khi bạn muốn bảo quản thực phẩm khô đó là phải bảo quản ở một nơi khô ráo, thoáng mát. Tuy nhiên cũng tùy từng loại thực phẩm mà ta có cách bảo quản hợp lý.

1. Hải sản khô:

– Sau khi mua những thực phẩm hải sản khô, bạn nên phơi lại 2-3 tiếng cho thật khô. Nếu bạn không ăn ngay mà cần bảo quản thì hãy cho vào lọ thủy tinh hoặc gói kín bằng giấy 2-3 lớp, quấn bên ngoài lớp ni lông để ngăn mùi sang các loại thực phẩm khác. Đặt và trong tủ lạnh và nhiệt độ phù hợp cho những loại thực phẩm này là -18 độ C.

– Bạn nên giữ hải sản khô ở ngăn đá tủ lạnh, yên tâm rằng nó sẽ không bị đông cứng, bởi những thực phẩm khô chứa rất ít nước trong nó. Thậm chí thực phẩm khô sẽ trở nên ngon, dẻo hơn khi để ngăn đá tủ lạnh. Không nên để ở ngăn mát vì nhiệt độ trong ngăn mát sẽ không bảo quản được lâu dài. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bảo quản thực phẩm khô trong tủ từ 3-4 tuần, sau đó đem ra phơi lại rồi cho vào tủ lạnh tiếp.

2. Nấm khô:

Với những thực phẩm như nấm hương, muốn giữ nấm vẫn thơm và không bị mốc, bạn hãy cho nấm vào hộp nhựa hoặc túi giấy và để ở phía cánh cửa tủ lạnh.

3. Bánh mì:

Bánh mì và các thực phẩm làm bằng tinh bột không nên để trong tủ lạnh. Nguyên nhân là bột khi để vào tủ lạnh thì bột sẽ bị “sống”. Bánh mì hoặc bất kỳ các sản phẩm làm từ bột khác khi bỏ vào tủ lạnh, bột bánh sẽ bị mất độ ẩm, sản phẩm bị khô, cứng nên có hiện tượng như bột còn “sống” hoặc rất cứng.

4. Phô mai

– Cắt lát phô mai đủ dùng và cắt xuyên qua lớp giấy bóng bên ngoài. Lấy phô mai ra và dùng phần giấy bóng để bọc ngoài phần đầu miếng phô mai chưa dùng.

– Chỉ nên cất phô mai trong ngăn mát của tủ lạnh, không nên mua nhiều và cất trong ngăn đá sẽ làm giảm chất lượng và mùi vị của phô mai.

– Khi cất phô mai, bạn nên gói chúng trong giấy nến – không nên dùng màng bọc thực phẩm để bọc chặt. Phô mai cần được “thở” – việc gói phô mai không quá chặt giúp chúng tiếp tục có được thêm hương vị hấp dẫn hơn. Nếu có thể bạn nên để chúng trong những chiếc hộp đựng thực phẩm kín và cất trong ngăn mát tủ lạnh.

5. Gạo và ngũ cốc

Gạo sau khi xay, xát có đặc tính khô, không chịu nước. Vì vậy, để bảo quản gạo không bị mốc, mất chất dinh dưỡng thì nên đựng trong lọ bằng thủy tinh có nắp kín hoặc nắp bằng kim loại. Có thể dùng những loại hộp dự trữ thực phẩm chuyên dụng được thiết kế đặc biệt với chiếc vòng cao su xung quanh nắp nhằm đảm bảo độ kín hơi. Để có thể kéo dài thêm “hạn sử dụng” của gạo và ngũ cốc đến vài tháng, các mẹ có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh. Tuy nhiên, không nên để lương thực có số lượng lớn lâu quá một năm.

6. Gừng:

Sai lầm thường gặp nhất của các bà nội trợ đó là bảo quản củ gừng tươi trong tủ lạnh ngay sau khi mua chúng về mà không bịt bọc. Điều này sẽ làm cho gừng mất đi mùi thơm. Để khắc phục vấn đề này, hãy dùng một lớp giấy bạc bọc kín củ gừng hoặc gói chúng trong một chiếc khăn rồi cho vào túi nhựa kín và giữ lạnh ở ngăn mát. Bằng cách này, gừng có thể tươi trong khoảng ba tháng.

Tùy từng loại thực phẩm mà chúng ta sẽ cân nhắc cách bảo quản hợp lý và hiệu quả nhất. Để bảo quản các loại thực phẩm khô trong tủ lạnh, các mẹ nên bao bọc sản phẩm bằng giấy báo hoặc tốt hơn hết là giấy hút ẩm hoặc bao ni lông buộc kín. Nếu thực phẩm đã mốc, đừng tiếc không bỏ đi mà sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe đấy.

Máy sấy Ánh Dương sẽ giúp bạn sấy không thực phẩm nhanh và an toàn nhất.

The post Cách bảo quản thực phẩm khô trong tủ lạnh appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Cách bảo quản thực phẩm khô mùa giông bão

Cách bảo quản thực phẩm khô mùa giông bão
SKĐS-Mùa giông bão, mỗi gia đình thường dự trữ những thực phẩm khô như gạo, lạc, đậu xanh, mực khô, tôm khô…Tuy nhiên, cách bảo quản để những thực phẩm này an toàn cho sức khỏe không phải bà nội trợ nào cũng nắm được.
Rất nhiều thực phẩm khô có giá trị dinh dưỡng không thua gì thực phẩm tươi và mang lại nhiều tiện dụng cho người nội trợ. Nhưng nếu bảo quản thực phẩm khô không đúng cách sẽ khiến thực phẩm xuất hiện nấm mốc, gây nhiều nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh ung thư gan.

Giá trị dinh dưỡng

Cũng như rau và trái cây, quá trình làm khô cũng làm mất đi một số loại vitamin trong cá như A,D,E…Tuy nhiên, người ta tìm thấy trong các loại hải sản khô như cá, mực, tôm. Hàm lượng đường, đạm, béo…của thực phẩm khô không thay đổi mà còn có vẻ dồi dào hơn và cô đặc do nước bị bốc hơi hết.

Lượng calorie của trái cây khô rất cao, trung bình là 275 kcal/100g, gấp 3-5 lần so với các loại hoa quả tươi ban đầu. Trong quá trình làm khô hoa quả, các loại vitamin không tránh khỏi bị mất đi nhưng khoáng chất có giá trị khác như can-xi, natri, sắt và ma-giê, cũng như cellulose và pectin, được bảo tồn nguyên vẹn và đầy đủ. Vì vậy, trái cây khô là loại thực phẩm tập trung tự nhiên của các chất dinh dưỡng.

Bệnh hiểm chực chờ

Theo Bác sĩ CK1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, thực phẩm khô nếu không bảo quản đúng cách sẽ dễ bị mốc và nấm mốc. Aflatoxin là một loại độc tố do các loại nấm mốc Aspergillus flavus tạo ra, có thể gây ung thư gan và xơ gan. Loại vi nấm này có nhiều ở các loại ngũ cốc như: bắp, gạo, đậu phộng, hạt hướng dương…Không chỉ có các loại ngũ cốc, mà bất kể loại thực phẩm khô nào trong quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản không đúng đều có thể xuất hiện nấm mốc. Do vậy vấn đề bảo quản, không sử dụng các thực phẩm đã bị hỏng, bị nấm mốc là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa trong việc hạn chế tần suất xuất hiện bệnh ung thư gan nguyên phát.

Nấm mốc bám vào thực phẩm khi nấu chín cũng sẽ chết, không phát triển được trong cơ thể người, tuy nhiên độc tố có trong nấm chính là nguyên nhân gây hại cho cơ thể. Việc cạo hết mốc hay rửa bằng nước có thể sẽ không còn nhìn thấy vết nấm mốc trên thực phẩm nhưng độc tố đã ngấm sâu vào bên trong của thực phẩm. Vì thế, khi thực phẩm đã bị mốc thì dù có phơi dưới ánh nắng mặt trời cũng không thể làm chúng hết được. Ánh nắng mặt trời chỉ có tác dụng hút bớt độ ẩm và làm khô thực phẩm, để từ đó không làm thực phẩm bị mốc (giảm bớt điều kiện môi trường để nấm dễ phát triển). Vì vậy, khi thực phẩm đã bị mốc, tốt nhất là không nên sử dụng.

Cần bảo quản đúng

Nguyên tắc hàng đầu trong bảo quản thực phẩm khô là bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có nên bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh. Để giữ thực phẩm khô lâu bị ẩm mốc, dù là phơi hay đã sấy, phải để trong tủ lạnh (ngăn mát đựng rau quả), bao ngoài bằng lớp giấy báo hoặc giấy hút ẩm, kế đến là bao ni-lông cột chặt miệng lại. Bằng cách này, sản phẩm vẫn ngon và giữ được mùi vị đặc trưng trong vài tháng. Nếu thực phẩm đã bị nấm, mốc thì nên bỏ, không tiếp tục dùng vì trong thực phẩm mốc có chứa vi nấm có thể gây ung thư gan.

Đặc biệt, đối với những thực phẩm hải sản khô, sau khi mua về nên phơi lại 2-3 nắng cho thật khô. Nếu không ăn ngay mà cần bảo quản thì nên để vào lọ thủy tinh có nắp đậy hoặc gói kín bởi 2-3 lớp giấy báo, sau đó quấn bên ngoài một lượt ni-lông để ngăn mùi lan sang các loại thực phẩm khác rồi đặt lên ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ tốt nhất là -18⁰ C.

Việc đặt lên ngăn đá không làm hải sản khô đông cứng, mà trái lại là cách để giữ được độ dẻo ngon của hải sản khô. Không nên đặt dưới ngăn mát, độ bảo quản không được dài và hải sản khô sẽ bị hút mất hơi ấm khiến chứng trở nên cứng, ăn không còn ngon, ngọt. Để trong tủ lạnh độ 3-4 tuần, nên bỏ ra phơi lại rồi tiếp tục bảo quản như hướng dẫn trên.

The post Cách bảo quản thực phẩm khô mùa giông bão appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Giá thực phẩm khô tăng mạnh

Giá thực phẩm khô tăng mạnh

DN cam kết không tăng giá, thậm chí còn giảm giá một số mặt hàng. Tuy nhiên, trên thị trường giá thực phẩm khô như tôm khô, hạt dẻ, hạt dưa, nấm, dầu ăn… đã tăng giá hơn 34%.

Mua vào giá cao, bán ra không được

Khoảng một tuần trở lại đây, tại một số chợ trên địa bàn thành phố, dù cảnh mua sắm chuẩn bị cho tết Nguyên đán chưa sôi động nhưng giá cả một số thực phẩm khô đã tăng.

Chị LTY, tiểu thương hàng chạp phô (chợ Hoàng Hoa Thám), bức xúc vì giá bột ngọt tăng cao. Bột ngọt xá tăng 20.000 đồng/kg khiến giá một bao 25 kg lên đến gần 1 triệu đồng. Đã thế, lượng cung cũng không ổn định, không có hàng để bán.

Chị H., tiểu thương chợ Gò Vấp, cho biết giá một can dầu ăn loại 20 lít tăng thêm 20.000 đồng. Do đó, giá bán lẻ cũng tăng 1.000-1.500 đồng/kg.

Tại chợ đầu mối Bình Tây, nhiều mặt hàng tăng giá khá mạnh. Nấm đông cô tăng hơn 20.000 đồng/kg; nấm hương có chỗ giá lên đến 340.000-360.000 đồng/kg; tôm khô cũng tăng từ 550.000 đến gần 1 triệu đồng/kg tùy loại.

Các tiểu thương cho biết giá các mặt hàng như nấm đông cô tăng cao là do nguồn hàng từ Trung Quốc bị đứt, hụt hàng. Năm nào gần tết, nhu cầu cao thì giá lại tăng.

Trong khi đó, chủ cơ sở CT (chuyên sản xuất, mua bán các mặt hàng thủy sản) tại Cà Mau cho hay năm nay thời tiết lạnh nên lượng tôm không nhiều. Giá tôm nguyên liệu thời điểm này tăng khoảng 7.000 đồng/kg lên 45.000 đồng/kg. Do đó, giá tôm khô tăng khoảng 20.000 đồng/kg tùy loại. Dù giá tăng nhưng hiện cơ sở này không đủ hàng giao cho khách. DN C.T dự báo giá tôm khô sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 30.000-40.000 đồng/kg từ nay đến khoảng ngày 27 tết.

Trong vai người mua các loại hạt về bán tết, chúng tôi hỏi mua hạt dẻ có giá 290.000 đồng/kg. Chủ quầy là chị N. nhận định: “Bây giờ mua thì có giá đó, chứ mai mốt gần tết có khi giá còn lên cao nữa”.

Tuy nhiên, đằng sau những dự báo “do nhu cầu sẽ tăng nên giá tăng”, các tiểu thương chợ bán lẻ lại than phiền “giá  tăng nhưng người mua thì thưa thớt.”

Giá thực phẩm thiết yếu sẽ không tăng

Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan, cho biết DN đã cam kết là giữ giá ổn định trước, trong và sau tết. Đồng thời, nhằm chia sẻ với người tiêu dùng dịp tết năm nay, công ty còn tung ra gói chi tiêu lên đến 2,4 tỉ đồng để thực hiện khuyến mãi.

Ngoài ra, các DN trứng, thịt gia cầm đều cho rằng giá các mặt hàng này khó có thể tăng bởi nguồn cung được chuẩn bị ngang hoặc vượt cầu. Đồng thời, năm nay sức mua thị trường không tăng mạnh như năm ngoái. Chưa kể, năm nay cũng ít có dịch bệnh hay thời tiết xấu nên nguồn cung ổn định.

Đại diện Co.opmart cho biết đã có kế hoạch chủ động nguồn cung từ rất sớm, tập trung vào những mặt hàng như thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, đồ uống. Một số mặt hàng thiết yếu khác vẫn được Co.opmart chủ động giữ giá tốt hơn thị trường bên ngoài, tối thiểu thấp hơn 10% so với các mặt hàng cùng loại. Dự kiến cận tết, Co.opmart sẽ cùng với một số nhà cung cấp giảm giá thêm một số mặt hàng khác với giá khuyến mãi 10%-50%.

Trong khi đó, siêu thị Big C dự kiến số lượng tiêu thụ tăng nên chuẩn bị khoảng 400 tấn thịt tươi đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, nỗ lực đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa và cố gắng bình ổn giá cả các mặt hàng trong thời gian bán hàng tết.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, dự báo vào cao điểm tết, giá cả một số loại nguyên liệu và một vài mặt hàng thiết yếu thường tăng. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị hàng dồi dào, các DN có thể đảm bảo ổn định thị trường tết 2014. Đặc biệt giá hàng hóa trong chương trình bình ổn giá thị trường sẽ không tăng. Thậm chí một số mặt hàng thiết yếu như trứng, thịt gia cầm, gia súc sẽ được giảm giá sâu.

Người thu nhập thấp không lo hàng tăng giá

Công ty Chợ đầu mối Bình Điền đưa vào hoạt động kho lạnh với công suất 21.000 tấn. Kho này sẽ đáp ứng nhu cầu bảo quản hàng hóa cho thương nhân chợ đầu mối và khu vực. Lượng hàng hóa nhập chợ trên 8.000 tấn/ngày, vào thời điểm cận tết lượng hàng sẽ tăng khoảng 50%-70%. Đây là điều kiện thuận lợi để các DN bán hàng lưu động tại các quận ngoại thành… phục vụ người lao động có thu nhập thấp, không có điều kiện về quê ăn tết. Vào các ngày cao điểm, tần suất phục vụ các chuyến bán hàng lưu động sẽ được tăng lên.

The post Giá thực phẩm khô tăng mạnh appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Khô rắn độc nhất ở miền Tây được sản xuất như thế nào?

Khô rắn độc nhất ở miền Tây được sản xuất như thế nào?

Với giá bán rẻ bất ngờ, chỉ 250.000 đến 500.000/kg, khô rắn miền Tây đang rất hút khách. Không chỉ dân nhậu ưa chuộng, món đặc sản đặc biệt này rất được nhiều người làm quà biếu.

Khu vực biên giới giáp Campuchia thuộc xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang là nơi sản xuất khô rắn nổi tiếng ở miền Tây.

Có trên dưới 10 hộ dân chuyên làm nghề này gần 10 năm nay, mỗi ngày cung cấp cho thị trường miền Tây hàng chục kg khô rắn các loại. Khô rắn ở đây nức tiếng khắp nhiều tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long.

Rắn làm khô thường là các loại bông súng, rắn râu, rắn nước, rắn trun…. vì đây là loại rẻ tiền. Rắn bắt về sẽ được cắt tiết, lột hết phần da, loại bỏ phần xương, sau đó  tẩm ướp gia vị.

Anh Lê Văn Tiểu, người chuyên làm khô rắn ở xã Vĩnh Hội Đông, cho biết thường vào mùa nước nổi rắn nhiều vô số kể.  Không chỉ cư dân vùng biên theo nhau săn rắn nội đồng, mà người dân Campuchia cũng mang rắn sang Việt Nam bán cho các chủ vựa. Bình quân mỗi ngày cơ sở của anh Tiểu sản xuất khoảng 20 – 25 kg khô rắn.

Các hộ làm nghề ở đây thường tập trung sản xuất  trong vòng 6 tháng mùa lũ (từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm). Giá bán bình quân từ 250.000 đến 300.000 đồng/kg, lúc cao điểm, nhất trong dịp Tết, giá tăng lên 350.000 – 500.000 đồng/kg nhưng  không có hàng đáp ứng.

Để khô rắn thơm ngon, người làm ngoài việc phải chọn rắn sống còn chuyên nghiệp trong khâu ướp gia vị, để khô vừa ăn mà thịt lại mềm.

Khâu phơi nắng cũng hết sức quan trọng. Người phơi phải canh nắng sao cho miếng khô ráo nhưng thịt ăn vào vẫn giữ được độ tươi.

Khô rắn thường được làm thành hình bầu dục lớn bằng bàn tay, hình tròn, phơi 2 – 3 nắng có thể xuất bán.

Những người có kinh nghiệm làm nghề cho biết, miếng khô ngon đảm bảo không có mùi tanh, chín ở dạng tái.

Sau khi phơi đủ độ khô,  thịt rắn tự chuyển sang màu đỏ hồng bắt mắt. Cứ 12 kg rắn sống cho ra 1 kg khô.

Ngoài lấy thịt làm khô, nơi đây còn làm các loại rắn nguyên con phơi khô, với giá bán từ 200.000 đến 300.000 đồng/kg, chủ yếu phục vụ ngâm rượu.

Bà Quách Thị Lan, có hơn 20 năm làm nghề khô rắn ở Vĩnh Hội Đông cho biết, khô rắn sản xuất bao nhiêu vẫn không đủ đáp ứng thị trường ở miền Tây, vì nguồn rắn chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên. Mấy năm nay nước lũ về ít, lượng rắn càng giảm. Cũng theo bà, trước đây mỗi ngày cơ sở bà thu mua từ 200 đến 300 kg rắn sống các loại, nay chỉ mua được khoảng 80 – 100 kg.

Người làm khô rắn cho biết, sau khi lấy thịt làm khô, tất cả các bộ phận đều có thể tận dụng. Như da và đầu rắn bán cho các hộ nuôi cá, ruột bán cho dân nhậu. Đặc biệt xương rắn phơi khô bán giá 30.000 đồng/kg cho các lò nấu cao. Còn pín rắn đực được phơi khô, bán giá từ 500 -700 đồng/cái, tùy theo lớn nhỏ, chủ yếu dùng để ngâm rượu.

Ngoài sản xuất khô rắn, nơi đây còn sản xuất khô trăn. Thông thường cứ 5 kg thịt trăn cho ra 1 kg khô.

Khô trăn ăn không ngon bằng khô rắn, nên giá cũng rẻ hơn, dao động từ 180.000 đến 200.000 đồng/kg. Loại này cũng không khan hàng vì nguồn nguyên liệu dồi dào nên được sản xuất quanh năm. Anh Tiểu cho biết thêm,  khô rắn nướng với lửa vừa phải, hơi nóng sẽ làm thịt chín tươi ngon.

The post Khô rắn độc nhất ở miền Tây được sản xuất như thế nào? appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Các Yêu Tố Cần Thiết Khi Sấy Khô Cá

Các Yêu Tố Cần Thiết Khi Sấy Khô Cá

Phương pháp làm giảm hàm lượng nước trong thực phẩm xuống gọi là phương pháp làm khô. Dựa vào nguồn năng lượng sử dụng mà ta có phương pháp làm khô khác nhau: làm khô tự nhiên hay làm khô nhân tạo.

Dựa vào tính chất của sản phẩm có 3 loại khô: khô sống, khô chín và khô mặn.

Khô sống: là sản phẩm chế biến bằng nguyên liệu tươi sống không qua xử lý bằng muối hay nấu chín.

Khô chín: là sản phẩm chế biến bằng nguyên liệu đã nấu chín.

Khô mặn: là sản phẩm chế biến từ nguyên liệu đã qua quá trình ướp muối.

Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ làm khô.

Nhiệt độ không khí: nhiệt độ không khí tăng, tốc độ làm khô nhanh. Tuy nhiên nhiệt độ quá cao làm cho thịt cá bị khét, sản phẩm có màu đen.

Độ ẩm không khí: khi độ ẩm không khí khoảng 80% thì quá trình sấy sẽ ngừng và có sự hút ẩm vào sản phẩm. Độ ẩm càng thấp, tốc độ sấy càng nhanh.

Tốc độ gió: vận tốc nhỏ, thời gian sấy dài và phẩm chất thịt kém. Tốc độ gió lớn, nhiệt độ sấy không đều. Thường vận tốc trung bình khoảng 0,4 – 0,6 m/s, không khí lưu thông song song với bề mặt cá, quá trình làm khô nhanh hơn, không khí lưu thông tạo thành góc 45 độ so với bề mặt cá, tốc độ sấy chậm nhất.

Hàm lượng nước trong cá tươi chiếm khoảng 80%. Khi giảm độ ẩm của cá xuống còn khoảng 25% giúp ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn gây hư hỏng và dưới 15% ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Vì thế khi làm khô ta giữ độ ẩm của thực phẩm khoảng 10-15% là tốt nhất.

The post Các Yêu Tố Cần Thiết Khi Sấy Khô Cá appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.