Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Bí quyết làm thịt bò khô ngon khi dùng máy sấy thực phẩm

Bí quyết làm thịt bò khô ngon khi dùng máy sấy thực phẩm

Thịt bò khô ăn ngọt ngọt và mặn mặn, vị cay cay là món khoái khẩu để ăn vặt, món nhậu cho các quý ông, đặc biệt thịt bò khô được yêu thích và là món ăn ngán trong mỗi dịp lễ, Tết. Dưới đây META xin giới thiệu đến các bạn cách làm thịt bò khô thật thơm ngon với công thức đơn giản với máy sấy thực phẩm Ánh Dương

1. Chuẩn bị dụng cụ làm món thịt bò khô

Một chiếc máy sấy thực phẩm hoặc lò nướng thông minh sẽ là dụng cụ tuyệt vời để bạn làm thịt bò khô nhanh và giữ nguyên mùi vị.

2. Nguyên liệu để làm thịt bò khô

– 500g thịt bò (nên mua thịt không có gân và thớ dài)

Gia vị ướp lần 1

– 03 nhánh xả băm nhỏ

– 01 muỗng súp đường;

– 01 muỗng súp bột nghệ;

– 01 muỗng súp bột ngũ vị hương;

– 01 muỗng súp hạt nêm (hoặc 01 muỗng bột canh)

– 01 muỗng súp tỏi đập nát (cho nhiều tỏi hoặc ít tỏi tùy thích theo sở thích)

– 01 muỗng súp ớt loại ít cay (nếu là ớt Hàn Quốc nên cho 2 muỗng)

• Cách làm

– Thịt bò cắt mỏng theo thớ dài, ướp với gia vị (phần gia vị ướp lần 1), ướp cho thịt thấm từ 8 đến 10 tiếng hoặc để qua đêm.

– Cho thịt vào nồi nấu sôi lên khoảng 7 phút cho thịt chín vừa tới. Tắt bếp, lấy thịt ra rổ cho ráo nước. Chờ thịt khô se mặt lại thì cắt hoặc xé nhỏ nếu muốn làm bò khô dạng sợi.

– Nếu sấy thịt bằng máy sấy thực phẩm nên cắt hoặc xé thịt bò dạng sợi để không mất quá nhiều thời gian sấy. Hoặc có thể dùng cối giã thịt cho mềm, tơi.

– Nếm lại xem thịt vừa ăn, có vị ngọt, cay, mặn chưa để thêm gia vị lần 2 vào.

– Cho vào nồi và ướp với gia vị lần 2 cho thấm (khoảng 15 phút)

• Gia vị ướp lần 2

– 01 muỗng súp tương ớt (loại ăn phở)

– 01 muỗng súp đường

– 01 muỗng súp tương đen (hoisin sauce / tương ăn phở)

– 01 muỗng ớt bằm hoặc ớt Hàn Quốc

– Khi thịt thấm, cho lên bếp đảo thịt khoảng 5 phút sau đó cho lên vỉ của máy sấy (máy sấy thực phẩm) hoặc cho vào khay nướng của lò nướng để ở nhiệt độ 100oC hong khô khoảng 7 – 10 phút cho thịt ráo là được. Nên canh chừng để biết khi nào thịt khô mềm hay khô cứng.

Nếu không có máy sấy thực phẩm hay lò nướng có thể sấy bằng quạt sưởi.

– Trong quá trình làm nên nêm nếm và thêm hay bớt lại gia vị sao cho vừa miệng ăn, nếu không có ớt Hàn Quốc có thể cho ớt sừng trâu loại không cay quá, nếu cay quá thì cho ít lại.

The post Bí quyết làm thịt bò khô ngon khi dùng máy sấy thực phẩm appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Sấy khô và bảo quản trùn

Sấy khô và bảo quản trùn

Việc sấy khô trùn hoàn toàn không khó, nhưng nếu chúng ta không làm tốt thì sản phẩm có được không đạt theo yêu cầu hoặc bảo quản sẽ không được lâu.

Sau khi bà con thu hoạch trùn làm sạch phân xong, dùng cám gạo (loại cám có được từ xay lúa) tỷ lệ 1/3 nghĩa là cứ 3kg trùn cho vào 1kg cám, bà con lắc đều cho cám tẩm quanh trùn (có thể dùng bột bắp, bột gạo….cũng được). Sau khoảng 3 phút trùn sẽ chết, lúc này bà con có thể dùng sàng nhỏ để tách trùn ra hoặc để nguyên cám đem phơi cũng được (Nếu phơi chung với cám thì sẽ không bảo quản được lâu). (Lấy phần cám sau khi tách được trộn với thức ăn cho những chú heo, bò hoặc gà, vịt thường bị bệnh hoặc yếu ăn, chỉ sau một thời gian ngắn khả năng kháng bệnh của chúng sẽ thể hiện rõ rệt).

Sau khi phơi nắng được 2 ngày thì trùn đã khô (có thể bỏ trực tiếp trong chảo, để lên bếp than và đảo đều nếu trời nắng không tốt). Trùn khô có màu nâu sẫm và có mùi thơm đặc trưng, đem xay thành bột và bảo quản nơi khô, ráo. Trùn sấy khô có thể để lâu không bị mất mùi hoặc hư hỏng.

The post Sấy khô và bảo quản trùn appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Cách làm mít sấy khô ngon tại nhà bằng chảo gang

Cách làm mít sấy khô ngon tại nhà bằng chảo gang

Mít sấy khô là món ăn được rất nhiều các chị em ưa thích.Làm mít sấy khô tưởng chừng rất khó phải sử dụng tới lò nướng, nhưng giờ đây chỉ cần một chiếc chảo rán bạn có thể làm được mít sấy khô ngay tại nhà. Hãy cùng PasGo làm mít sấy khô đơn giản chỉ với một chiếc chảo gang bạn nhé.

Khâu chọn mít rất quan trọng, bạn nên chọn những quả mít dai, mít vừa chín tới thì khi làm mít mới được vàng và giòn. Không nên chọn mít mật sẽ bị nát.

Cách làm mít sấy khô không cần lò nướng 1:

Nguyên liệu cần có cho món ăn này

+ Mít chín: 400g

+ Chanh: 2 quả

+ Đường cát

+ Chảo sấy

Cách bước thực hiện mít sấy khô không cần lò nướng 1

Bước 1:

Tách vỏ bỏ hạt sau đó xé múi mít theo chiều ngang

Bước 2:

Ngâm mít đã xé cho vào thau chứa 1 lít nước sôi để nguội hòa cùng 1 muỗng muối và nước cốt của 2 quả chanh ngâm khoảng 20 phút. Sau đó đổ ra rá cho ráo nước

Bước 3:

Sau khi mít đã ráo nước bạn cho mít lên chảo với lửa nhỏ và làm từ từ đợi khi mít khô lại và giòn chuyển màu nâu vàng là có thể thưởng thức được rồi đó.

Lưu ý khi làm mít sấy bằng chảo bạn nên cẩn thận vì để lửa quá to dễ dẫn tới mít nhanh bị cháy.

Cách làm mít sấy khô không cần lò nướng 2:

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn này:

+ 1 quả mít dai chín

+ 2 quả chanh

+ Đường

+ Nước lọc

+ Lò vi sóng

Cách bước thực hiện mít sấy khô không cần lò nướng 2:

Bước 1: Tách múi mít, bỏ hạt

Bạn hãy tách bỏ vỏ và hạt mít ra sau đó xé múi theo chiều ngang.

Bước 2: Ngâm mít sấy với nước lọc ba nước cốt chanh

Bước tiếp theo bạn hãy pha nước cốt chanh với nước lọc theo tỉ lệ là 1 muỗng nước cốt chanh và 6 muỗng nước lọc. Sau đó cho mít vào ngâm khoảng 10 phút, rồi vớt ra để ráo.

Bước 4: Chảo  đun nóng, cho mít vào chảo đảo đều trên lửa nhỏ cho đến khi mít ráo sau đó đảo đều tay cho mít vàng giòn đều mặt. Khi nào bạn thấy mít khô, giòn, chuyển qua màu nâu, vàng là được.

Bước 5: Đợi mít nguội và đạt độ giòn rồi cho vào lọ đậy kín dùng dần.

Bạn muốn mít được ngọt hơn thì có thể cho thêm đường. Trong quá trình nướng mít, nếu bạn thấy mít hơi héo thì nên chuẩn bị 1 đĩa đường bám khắp mặt mít là được.

Sau khi đã hoàn thành công đoạn làm mít khô giòn và ngon, bạn nên bảo quản bằng cách cho mít vào túi nilong hoặc cho vào một lọ thủy tinh để vào tủ lạnh và ăn dần nhé

The post Cách làm mít sấy khô ngon tại nhà bằng chảo gang appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Cách làm hoa quả sấy khô cực ngon, cực dễ

Cách làm hoa quả sấy khô cực ngon, cực dễ

Mùa hè ban cho chúng ta bao nhiêu là hoa quả ngon, nhưng có lúc thèm ăn nhiều loại thì mua nhiều sợ ăn không hết lại bỏ phí. Có những loại ăn tươi thì không thích nhưng ăn sấy lại hấp dẫn vô cùng, nhất là với tụi trẻ nên món hoa quả sấy càng được ưa chuộng hơn. Do vậy xin mách các bạn chế biến món hoa quả sấy cực kỳ đơn giản và bảo quản được từ 1-2 tuần.

Mít sấy, chuối sấy, khoai sấy… đều là những món ăn vặt cực ngon lại vô cùng bổ dưỡng. Cùng máy sấy Ánh Dương học cách làm các món hoa quả sấy hấp dẫn này nhé!
Các loại hoa quả sấy chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chúng cũng chứa nhiều calo, trung bình là 275 kcal/100g, gấp 3 – 5 lần so với ở các loại quả ban tươi đầu, và 65% lượng calo cung cấp bởi loại trái cây có chất bột khô.

Trong quá trình làm khô hoa quả, các loại vitamin không tránh khỏi bị mất đi, nhưng những khoáng chất có giá trị khác như canxi, natri, sắt và magiê, cũng như cellulose và pectin, được bảo tồn nguyên vẹn và đầy đủ vì thế, đây là món ăn vặt ngon miệng nhưng vô cùng bổ dưỡng cho trẻ.

Cùng học cách làm những món quả sấy thơm ngon để đãi khách cuối tuần này nhé:

Nguyên liệu:

– 1 nải chuối chín

– 1 thìa nước chanh

– 3 – 4 thìa canh nước

Cách làm:

Bước 1: Bóc vỏ chuối, thái từng miếng vừa ăn. Cho các lát chuối vào bát. Đổ nước chanh vào chuối. Khuấy đều và để chuối ngấm nước chanh trong 10 phút.

Bước 2: Xếp các lát chuối lên khay nướng. Không xếp chồng các lát chuối lên nhau. Nướng chuối ở nhiệt độ 125 độ C trong 18 – 20 phút. Kiểm tra thường xuyên, nếu thấy chuối chuyển màu vàng, nâu là được.

Bước 3: Sau khi chuối đã khô. Lấy khay nướng chuối ra để nguội. Cho chuối vào túi có khóa kéo và bảo quản trong tủ lạnh.

Táo sấy khô

Nguyên liệu:

– Táo chín

– 1 thìa nước chanh hoặc muối hạt

– Bột quế, đường cát hoặc đườn vani

Cách làm :

Bước 1: Táo cắt mỏng đều. Cho vào nước lạnh vắt thêm chút chanh hay chút muối để táo không bị đen. Ngâm chừng 5 phút thì vớt ra rổ, cho ráo nước hoặc dùng giấy thấm cho khô.

Bước 2: Cho lên vỉ nướng có lót giấy chống dính cho thêm bột quế, đường bột hay đường vani tùy thích.

Bước 3: Cho vào lò nhiệt độ 100 độ C rãnh giữa sấy khô từ 1h đến 1h30 phút. Thích dai thì lấy ra sớm, thích giòn rụm thì chờ thêm chút nữa.

Bước 4: Cho vào hộp, đậy kín trữ trong vòng 1 tuần nhé.

The post Cách làm hoa quả sấy khô cực ngon, cực dễ appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Phương Pháp Sấy Khô Thực Phẩm

Phương Pháp Sấy Khô Thực Phẩm

Hoa quả tươi là những món ăn giàu dinh dưỡng và rất tốt cho cơ thể nhưng hoa quả tươi lại không bảo quản được lâu. Chính vì thế người ta đã chế biến và sấy khô hoa quả để bảo quản được lâu hơn mà vẫn giữ được các chất dinh dưỡng. Hôm nay Mactech sẽ hướng dẫn các bạn các bước để sấy khô thực phẩm mà vẫn giữ được độ tươi ngon.

Chọn thực phẩm để sấy khô

Để có những sản phẩm khô ngon chúng ta phải có những nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh. Khi sử dụng các Chỉ sử dụng thực phẩm tươi, tránh xa bất kỳ sản phẩm nào có dấu hiệu bị thối. Những trái cây có thể sấy khô tốt là dâu tây, nhãn, vải, táo, dứa, chuối, mít, nho. Rau mà bạn có thể làm khô bao gồm cà rốt, cà chua, nấm, đậu Hà Lan, hành tây, bí ngô.

Có 2 cách thông dụng để sấy khô thực phẩm đó là sấy thủ công (phơi nắng) và sấy bằng máy.

Nếu chọn phương pháp thân thiện với môi trường, sấy thực phẩm bằng cách sử dụng ánh nắng mặt trời,  bạn sẽ cần ít nhất năm ngày liên tiếp với nhiệt độ ngoài trời là 29 độ C để phơi khô sản phẩm và tốt hơn khi phơi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp và không có côn trùng. Với cách này thì tiết kiệm được chi phí máy móc, thực phẩm khô tự nhiên nhưng nhược điểm là mất thời gian, dễ bị côn trùng, bụi bám vào và phụ thuộc vào thời tiết.

Nếu sấy bằng máy sấy thực phẩm thì nhanh hơn, máy kín không sợ bị côn trùng hay bụi bám vào. Nhược điểm là tốn chi phí mua máy và tiền điện. Nếu bạn làm thực phẩm khô để bán thì nên sử dụng máy sấy. Nếu chỉ sấy rau củ quả thì nên chọn loại máy sấy gia dụng vì loại này nhiệt độ thấp. Nếu sấy các loại thực phẩm khác như thịt, cá thì nên chọn loại máy sấy công nghiệp, nhiệt độ sẽ cao hơn, sấy nhanh hơn.

Sơ chế thực phẩm trước khi sấy.

Trước khi đưa vào sấy các bạn nên rửa kỹ thực phẩm vì sau khi sấy chúng ta sẽ không rửa thực phẩm nữa. Đối với rau có thể rửa bằng nước sôi khoảng 2 phút.

Sau khi rửa thực phẩm chúng ta sẽ ngâm rau quả vào hỗn hợp với 1 phần nước chanh và 8 phần nước. Sau đó hãy bỏ ra, ko nên để quá lâu. Đơn giản là nó chỉ cần loại bỏ những chất độc hại ra ngoài.

Tiến hành sấy

Đối với sấy tự nhiên bằng nắng thì chúng ta mang thực phẩm ra và phơi nắng, chiều hết nắng thì lại mang vào. Hôm nào mà vừa chuẩn bị nguyên liệu xong trời lại mưa vài hôm liền thì một là nên nấu hết chỗ thực phẩm đó lên, hai là mua một chiếc máy sấy. Giá thành một chiếc máy sấy rẻ nhất do Mactech sản xuất là 8 triệu.

Đối với máy sấy nhiệt chúng ta nên bật máy trước cho máy ấm dần, sau khi nhiệt độ máy lên cao thì chúng ta tiến hành sếp thực phẩm vào khay. Lưu ý nên lấy khay ra ngoài cho thực phẩm vào rồi mới cho khay vào máy. Sau khi cho thực phẩm vào máy, ta để máy ở nhiệt độ từ 60-80 độ. Tùy vào từng loại thực phẩm mà thời gian khác nhau, nếu chưa có kinh nghiệm sấy bạn nên theo dõi thực phẩm thường xuyên, tránh để thực phẩm khô quá.

Làm mát và bảo quản thực phẩm

Sau khi đã sấy khô các thực phẩm hãy lấy nó ra khỏi máy và để ở ngoài trong một giờ cho mát. Đóng gói thực phẩm trong hộp kín hoặc lọ đóng hộp để giữ cho chúng tươi trong sáu tháng đến một năm.

Vậy là Mactech đã hướng dẫn các bạn những bước cơ bản để  sấy khô thực phẩm. Chúc các bạn thành công!

The post Phương Pháp Sấy Khô Thực Phẩm appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Cách bảo quản thực phẩm khô trong tủ lạnh

Cách bảo quản thực phẩm khô trong tủ lạnh

Cách bảo quản thực phẩm khô là một trong những điều được mọi người quan tâm, bởi căn bếp nào cũng có loại thực phẩm này. Thế nhưng, thực phẩm khô có cần bảo quản trong tủ lạnh? Đó là câu hỏi của rất nhiều bà nội trợ.

Nguyên tắc khi bạn muốn bảo quản thực phẩm khô đó là phải bảo quản ở một nơi khô ráo, thoáng mát. Tuy nhiên cũng tùy từng loại thực phẩm mà ta có cách bảo quản hợp lý.

1. Hải sản khô:

– Sau khi mua những thực phẩm hải sản khô, bạn nên phơi lại 2-3 tiếng cho thật khô. Nếu bạn không ăn ngay mà cần bảo quản thì hãy cho vào lọ thủy tinh hoặc gói kín bằng giấy 2-3 lớp, quấn bên ngoài lớp ni lông để ngăn mùi sang các loại thực phẩm khác. Đặt và trong tủ lạnh và nhiệt độ phù hợp cho những loại thực phẩm này là -18 độ C.

– Bạn nên giữ hải sản khô ở ngăn đá tủ lạnh, yên tâm rằng nó sẽ không bị đông cứng, bởi những thực phẩm khô chứa rất ít nước trong nó. Thậm chí thực phẩm khô sẽ trở nên ngon, dẻo hơn khi để ngăn đá tủ lạnh. Không nên để ở ngăn mát vì nhiệt độ trong ngăn mát sẽ không bảo quản được lâu dài. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bảo quản thực phẩm khô trong tủ từ 3-4 tuần, sau đó đem ra phơi lại rồi cho vào tủ lạnh tiếp.

2. Nấm khô:

Với những thực phẩm như nấm hương, muốn giữ nấm vẫn thơm và không bị mốc, bạn hãy cho nấm vào hộp nhựa hoặc túi giấy và để ở phía cánh cửa tủ lạnh.

3. Bánh mì:

Bánh mì và các thực phẩm làm bằng tinh bột không nên để trong tủ lạnh. Nguyên nhân là bột khi để vào tủ lạnh thì bột sẽ bị “sống”. Bánh mì hoặc bất kỳ các sản phẩm làm từ bột khác khi bỏ vào tủ lạnh, bột bánh sẽ bị mất độ ẩm, sản phẩm bị khô, cứng nên có hiện tượng như bột còn “sống” hoặc rất cứng.

4. Phô mai

– Cắt lát phô mai đủ dùng và cắt xuyên qua lớp giấy bóng bên ngoài. Lấy phô mai ra và dùng phần giấy bóng để bọc ngoài phần đầu miếng phô mai chưa dùng.

– Chỉ nên cất phô mai trong ngăn mát của tủ lạnh, không nên mua nhiều và cất trong ngăn đá sẽ làm giảm chất lượng và mùi vị của phô mai.

– Khi cất phô mai, bạn nên gói chúng trong giấy nến – không nên dùng màng bọc thực phẩm để bọc chặt. Phô mai cần được “thở” – việc gói phô mai không quá chặt giúp chúng tiếp tục có được thêm hương vị hấp dẫn hơn. Nếu có thể bạn nên để chúng trong những chiếc hộp đựng thực phẩm kín và cất trong ngăn mát tủ lạnh.

5. Gạo và ngũ cốc

Gạo sau khi xay, xát có đặc tính khô, không chịu nước. Vì vậy, để bảo quản gạo không bị mốc, mất chất dinh dưỡng thì nên đựng trong lọ bằng thủy tinh có nắp kín hoặc nắp bằng kim loại. Có thể dùng những loại hộp dự trữ thực phẩm chuyên dụng được thiết kế đặc biệt với chiếc vòng cao su xung quanh nắp nhằm đảm bảo độ kín hơi. Để có thể kéo dài thêm “hạn sử dụng” của gạo và ngũ cốc đến vài tháng, các mẹ có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh. Tuy nhiên, không nên để lương thực có số lượng lớn lâu quá một năm.

6. Gừng:

Sai lầm thường gặp nhất của các bà nội trợ đó là bảo quản củ gừng tươi trong tủ lạnh ngay sau khi mua chúng về mà không bịt bọc. Điều này sẽ làm cho gừng mất đi mùi thơm. Để khắc phục vấn đề này, hãy dùng một lớp giấy bạc bọc kín củ gừng hoặc gói chúng trong một chiếc khăn rồi cho vào túi nhựa kín và giữ lạnh ở ngăn mát. Bằng cách này, gừng có thể tươi trong khoảng ba tháng.

Tùy từng loại thực phẩm mà chúng ta sẽ cân nhắc cách bảo quản hợp lý và hiệu quả nhất. Để bảo quản các loại thực phẩm khô trong tủ lạnh, các mẹ nên bao bọc sản phẩm bằng giấy báo hoặc tốt hơn hết là giấy hút ẩm hoặc bao ni lông buộc kín. Nếu thực phẩm đã mốc, đừng tiếc không bỏ đi mà sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe đấy.

Máy sấy Ánh Dương sẽ giúp bạn sấy không thực phẩm nhanh và an toàn nhất.

The post Cách bảo quản thực phẩm khô trong tủ lạnh appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Cách bảo quản thực phẩm khô mùa giông bão

Cách bảo quản thực phẩm khô mùa giông bão
SKĐS-Mùa giông bão, mỗi gia đình thường dự trữ những thực phẩm khô như gạo, lạc, đậu xanh, mực khô, tôm khô…Tuy nhiên, cách bảo quản để những thực phẩm này an toàn cho sức khỏe không phải bà nội trợ nào cũng nắm được.
Rất nhiều thực phẩm khô có giá trị dinh dưỡng không thua gì thực phẩm tươi và mang lại nhiều tiện dụng cho người nội trợ. Nhưng nếu bảo quản thực phẩm khô không đúng cách sẽ khiến thực phẩm xuất hiện nấm mốc, gây nhiều nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh ung thư gan.

Giá trị dinh dưỡng

Cũng như rau và trái cây, quá trình làm khô cũng làm mất đi một số loại vitamin trong cá như A,D,E…Tuy nhiên, người ta tìm thấy trong các loại hải sản khô như cá, mực, tôm. Hàm lượng đường, đạm, béo…của thực phẩm khô không thay đổi mà còn có vẻ dồi dào hơn và cô đặc do nước bị bốc hơi hết.

Lượng calorie của trái cây khô rất cao, trung bình là 275 kcal/100g, gấp 3-5 lần so với các loại hoa quả tươi ban đầu. Trong quá trình làm khô hoa quả, các loại vitamin không tránh khỏi bị mất đi nhưng khoáng chất có giá trị khác như can-xi, natri, sắt và ma-giê, cũng như cellulose và pectin, được bảo tồn nguyên vẹn và đầy đủ. Vì vậy, trái cây khô là loại thực phẩm tập trung tự nhiên của các chất dinh dưỡng.

Bệnh hiểm chực chờ

Theo Bác sĩ CK1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, thực phẩm khô nếu không bảo quản đúng cách sẽ dễ bị mốc và nấm mốc. Aflatoxin là một loại độc tố do các loại nấm mốc Aspergillus flavus tạo ra, có thể gây ung thư gan và xơ gan. Loại vi nấm này có nhiều ở các loại ngũ cốc như: bắp, gạo, đậu phộng, hạt hướng dương…Không chỉ có các loại ngũ cốc, mà bất kể loại thực phẩm khô nào trong quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản không đúng đều có thể xuất hiện nấm mốc. Do vậy vấn đề bảo quản, không sử dụng các thực phẩm đã bị hỏng, bị nấm mốc là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa trong việc hạn chế tần suất xuất hiện bệnh ung thư gan nguyên phát.

Nấm mốc bám vào thực phẩm khi nấu chín cũng sẽ chết, không phát triển được trong cơ thể người, tuy nhiên độc tố có trong nấm chính là nguyên nhân gây hại cho cơ thể. Việc cạo hết mốc hay rửa bằng nước có thể sẽ không còn nhìn thấy vết nấm mốc trên thực phẩm nhưng độc tố đã ngấm sâu vào bên trong của thực phẩm. Vì thế, khi thực phẩm đã bị mốc thì dù có phơi dưới ánh nắng mặt trời cũng không thể làm chúng hết được. Ánh nắng mặt trời chỉ có tác dụng hút bớt độ ẩm và làm khô thực phẩm, để từ đó không làm thực phẩm bị mốc (giảm bớt điều kiện môi trường để nấm dễ phát triển). Vì vậy, khi thực phẩm đã bị mốc, tốt nhất là không nên sử dụng.

Cần bảo quản đúng

Nguyên tắc hàng đầu trong bảo quản thực phẩm khô là bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có nên bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh. Để giữ thực phẩm khô lâu bị ẩm mốc, dù là phơi hay đã sấy, phải để trong tủ lạnh (ngăn mát đựng rau quả), bao ngoài bằng lớp giấy báo hoặc giấy hút ẩm, kế đến là bao ni-lông cột chặt miệng lại. Bằng cách này, sản phẩm vẫn ngon và giữ được mùi vị đặc trưng trong vài tháng. Nếu thực phẩm đã bị nấm, mốc thì nên bỏ, không tiếp tục dùng vì trong thực phẩm mốc có chứa vi nấm có thể gây ung thư gan.

Đặc biệt, đối với những thực phẩm hải sản khô, sau khi mua về nên phơi lại 2-3 nắng cho thật khô. Nếu không ăn ngay mà cần bảo quản thì nên để vào lọ thủy tinh có nắp đậy hoặc gói kín bởi 2-3 lớp giấy báo, sau đó quấn bên ngoài một lượt ni-lông để ngăn mùi lan sang các loại thực phẩm khác rồi đặt lên ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ tốt nhất là -18⁰ C.

Việc đặt lên ngăn đá không làm hải sản khô đông cứng, mà trái lại là cách để giữ được độ dẻo ngon của hải sản khô. Không nên đặt dưới ngăn mát, độ bảo quản không được dài và hải sản khô sẽ bị hút mất hơi ấm khiến chứng trở nên cứng, ăn không còn ngon, ngọt. Để trong tủ lạnh độ 3-4 tuần, nên bỏ ra phơi lại rồi tiếp tục bảo quản như hướng dẫn trên.

The post Cách bảo quản thực phẩm khô mùa giông bão appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Giá thực phẩm khô tăng mạnh

Giá thực phẩm khô tăng mạnh

DN cam kết không tăng giá, thậm chí còn giảm giá một số mặt hàng. Tuy nhiên, trên thị trường giá thực phẩm khô như tôm khô, hạt dẻ, hạt dưa, nấm, dầu ăn… đã tăng giá hơn 34%.

Mua vào giá cao, bán ra không được

Khoảng một tuần trở lại đây, tại một số chợ trên địa bàn thành phố, dù cảnh mua sắm chuẩn bị cho tết Nguyên đán chưa sôi động nhưng giá cả một số thực phẩm khô đã tăng.

Chị LTY, tiểu thương hàng chạp phô (chợ Hoàng Hoa Thám), bức xúc vì giá bột ngọt tăng cao. Bột ngọt xá tăng 20.000 đồng/kg khiến giá một bao 25 kg lên đến gần 1 triệu đồng. Đã thế, lượng cung cũng không ổn định, không có hàng để bán.

Chị H., tiểu thương chợ Gò Vấp, cho biết giá một can dầu ăn loại 20 lít tăng thêm 20.000 đồng. Do đó, giá bán lẻ cũng tăng 1.000-1.500 đồng/kg.

Tại chợ đầu mối Bình Tây, nhiều mặt hàng tăng giá khá mạnh. Nấm đông cô tăng hơn 20.000 đồng/kg; nấm hương có chỗ giá lên đến 340.000-360.000 đồng/kg; tôm khô cũng tăng từ 550.000 đến gần 1 triệu đồng/kg tùy loại.

Các tiểu thương cho biết giá các mặt hàng như nấm đông cô tăng cao là do nguồn hàng từ Trung Quốc bị đứt, hụt hàng. Năm nào gần tết, nhu cầu cao thì giá lại tăng.

Trong khi đó, chủ cơ sở CT (chuyên sản xuất, mua bán các mặt hàng thủy sản) tại Cà Mau cho hay năm nay thời tiết lạnh nên lượng tôm không nhiều. Giá tôm nguyên liệu thời điểm này tăng khoảng 7.000 đồng/kg lên 45.000 đồng/kg. Do đó, giá tôm khô tăng khoảng 20.000 đồng/kg tùy loại. Dù giá tăng nhưng hiện cơ sở này không đủ hàng giao cho khách. DN C.T dự báo giá tôm khô sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 30.000-40.000 đồng/kg từ nay đến khoảng ngày 27 tết.

Trong vai người mua các loại hạt về bán tết, chúng tôi hỏi mua hạt dẻ có giá 290.000 đồng/kg. Chủ quầy là chị N. nhận định: “Bây giờ mua thì có giá đó, chứ mai mốt gần tết có khi giá còn lên cao nữa”.

Tuy nhiên, đằng sau những dự báo “do nhu cầu sẽ tăng nên giá tăng”, các tiểu thương chợ bán lẻ lại than phiền “giá  tăng nhưng người mua thì thưa thớt.”

Giá thực phẩm thiết yếu sẽ không tăng

Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan, cho biết DN đã cam kết là giữ giá ổn định trước, trong và sau tết. Đồng thời, nhằm chia sẻ với người tiêu dùng dịp tết năm nay, công ty còn tung ra gói chi tiêu lên đến 2,4 tỉ đồng để thực hiện khuyến mãi.

Ngoài ra, các DN trứng, thịt gia cầm đều cho rằng giá các mặt hàng này khó có thể tăng bởi nguồn cung được chuẩn bị ngang hoặc vượt cầu. Đồng thời, năm nay sức mua thị trường không tăng mạnh như năm ngoái. Chưa kể, năm nay cũng ít có dịch bệnh hay thời tiết xấu nên nguồn cung ổn định.

Đại diện Co.opmart cho biết đã có kế hoạch chủ động nguồn cung từ rất sớm, tập trung vào những mặt hàng như thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, đồ uống. Một số mặt hàng thiết yếu khác vẫn được Co.opmart chủ động giữ giá tốt hơn thị trường bên ngoài, tối thiểu thấp hơn 10% so với các mặt hàng cùng loại. Dự kiến cận tết, Co.opmart sẽ cùng với một số nhà cung cấp giảm giá thêm một số mặt hàng khác với giá khuyến mãi 10%-50%.

Trong khi đó, siêu thị Big C dự kiến số lượng tiêu thụ tăng nên chuẩn bị khoảng 400 tấn thịt tươi đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, nỗ lực đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa và cố gắng bình ổn giá cả các mặt hàng trong thời gian bán hàng tết.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, dự báo vào cao điểm tết, giá cả một số loại nguyên liệu và một vài mặt hàng thiết yếu thường tăng. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị hàng dồi dào, các DN có thể đảm bảo ổn định thị trường tết 2014. Đặc biệt giá hàng hóa trong chương trình bình ổn giá thị trường sẽ không tăng. Thậm chí một số mặt hàng thiết yếu như trứng, thịt gia cầm, gia súc sẽ được giảm giá sâu.

Người thu nhập thấp không lo hàng tăng giá

Công ty Chợ đầu mối Bình Điền đưa vào hoạt động kho lạnh với công suất 21.000 tấn. Kho này sẽ đáp ứng nhu cầu bảo quản hàng hóa cho thương nhân chợ đầu mối và khu vực. Lượng hàng hóa nhập chợ trên 8.000 tấn/ngày, vào thời điểm cận tết lượng hàng sẽ tăng khoảng 50%-70%. Đây là điều kiện thuận lợi để các DN bán hàng lưu động tại các quận ngoại thành… phục vụ người lao động có thu nhập thấp, không có điều kiện về quê ăn tết. Vào các ngày cao điểm, tần suất phục vụ các chuyến bán hàng lưu động sẽ được tăng lên.

The post Giá thực phẩm khô tăng mạnh appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Khô rắn độc nhất ở miền Tây được sản xuất như thế nào?

Khô rắn độc nhất ở miền Tây được sản xuất như thế nào?

Với giá bán rẻ bất ngờ, chỉ 250.000 đến 500.000/kg, khô rắn miền Tây đang rất hút khách. Không chỉ dân nhậu ưa chuộng, món đặc sản đặc biệt này rất được nhiều người làm quà biếu.

Khu vực biên giới giáp Campuchia thuộc xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang là nơi sản xuất khô rắn nổi tiếng ở miền Tây.

Có trên dưới 10 hộ dân chuyên làm nghề này gần 10 năm nay, mỗi ngày cung cấp cho thị trường miền Tây hàng chục kg khô rắn các loại. Khô rắn ở đây nức tiếng khắp nhiều tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long.

Rắn làm khô thường là các loại bông súng, rắn râu, rắn nước, rắn trun…. vì đây là loại rẻ tiền. Rắn bắt về sẽ được cắt tiết, lột hết phần da, loại bỏ phần xương, sau đó  tẩm ướp gia vị.

Anh Lê Văn Tiểu, người chuyên làm khô rắn ở xã Vĩnh Hội Đông, cho biết thường vào mùa nước nổi rắn nhiều vô số kể.  Không chỉ cư dân vùng biên theo nhau săn rắn nội đồng, mà người dân Campuchia cũng mang rắn sang Việt Nam bán cho các chủ vựa. Bình quân mỗi ngày cơ sở của anh Tiểu sản xuất khoảng 20 – 25 kg khô rắn.

Các hộ làm nghề ở đây thường tập trung sản xuất  trong vòng 6 tháng mùa lũ (từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm). Giá bán bình quân từ 250.000 đến 300.000 đồng/kg, lúc cao điểm, nhất trong dịp Tết, giá tăng lên 350.000 – 500.000 đồng/kg nhưng  không có hàng đáp ứng.

Để khô rắn thơm ngon, người làm ngoài việc phải chọn rắn sống còn chuyên nghiệp trong khâu ướp gia vị, để khô vừa ăn mà thịt lại mềm.

Khâu phơi nắng cũng hết sức quan trọng. Người phơi phải canh nắng sao cho miếng khô ráo nhưng thịt ăn vào vẫn giữ được độ tươi.

Khô rắn thường được làm thành hình bầu dục lớn bằng bàn tay, hình tròn, phơi 2 – 3 nắng có thể xuất bán.

Những người có kinh nghiệm làm nghề cho biết, miếng khô ngon đảm bảo không có mùi tanh, chín ở dạng tái.

Sau khi phơi đủ độ khô,  thịt rắn tự chuyển sang màu đỏ hồng bắt mắt. Cứ 12 kg rắn sống cho ra 1 kg khô.

Ngoài lấy thịt làm khô, nơi đây còn làm các loại rắn nguyên con phơi khô, với giá bán từ 200.000 đến 300.000 đồng/kg, chủ yếu phục vụ ngâm rượu.

Bà Quách Thị Lan, có hơn 20 năm làm nghề khô rắn ở Vĩnh Hội Đông cho biết, khô rắn sản xuất bao nhiêu vẫn không đủ đáp ứng thị trường ở miền Tây, vì nguồn rắn chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên. Mấy năm nay nước lũ về ít, lượng rắn càng giảm. Cũng theo bà, trước đây mỗi ngày cơ sở bà thu mua từ 200 đến 300 kg rắn sống các loại, nay chỉ mua được khoảng 80 – 100 kg.

Người làm khô rắn cho biết, sau khi lấy thịt làm khô, tất cả các bộ phận đều có thể tận dụng. Như da và đầu rắn bán cho các hộ nuôi cá, ruột bán cho dân nhậu. Đặc biệt xương rắn phơi khô bán giá 30.000 đồng/kg cho các lò nấu cao. Còn pín rắn đực được phơi khô, bán giá từ 500 -700 đồng/cái, tùy theo lớn nhỏ, chủ yếu dùng để ngâm rượu.

Ngoài sản xuất khô rắn, nơi đây còn sản xuất khô trăn. Thông thường cứ 5 kg thịt trăn cho ra 1 kg khô.

Khô trăn ăn không ngon bằng khô rắn, nên giá cũng rẻ hơn, dao động từ 180.000 đến 200.000 đồng/kg. Loại này cũng không khan hàng vì nguồn nguyên liệu dồi dào nên được sản xuất quanh năm. Anh Tiểu cho biết thêm,  khô rắn nướng với lửa vừa phải, hơi nóng sẽ làm thịt chín tươi ngon.

The post Khô rắn độc nhất ở miền Tây được sản xuất như thế nào? appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Các Yêu Tố Cần Thiết Khi Sấy Khô Cá

Các Yêu Tố Cần Thiết Khi Sấy Khô Cá

Phương pháp làm giảm hàm lượng nước trong thực phẩm xuống gọi là phương pháp làm khô. Dựa vào nguồn năng lượng sử dụng mà ta có phương pháp làm khô khác nhau: làm khô tự nhiên hay làm khô nhân tạo.

Dựa vào tính chất của sản phẩm có 3 loại khô: khô sống, khô chín và khô mặn.

Khô sống: là sản phẩm chế biến bằng nguyên liệu tươi sống không qua xử lý bằng muối hay nấu chín.

Khô chín: là sản phẩm chế biến bằng nguyên liệu đã nấu chín.

Khô mặn: là sản phẩm chế biến từ nguyên liệu đã qua quá trình ướp muối.

Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ làm khô.

Nhiệt độ không khí: nhiệt độ không khí tăng, tốc độ làm khô nhanh. Tuy nhiên nhiệt độ quá cao làm cho thịt cá bị khét, sản phẩm có màu đen.

Độ ẩm không khí: khi độ ẩm không khí khoảng 80% thì quá trình sấy sẽ ngừng và có sự hút ẩm vào sản phẩm. Độ ẩm càng thấp, tốc độ sấy càng nhanh.

Tốc độ gió: vận tốc nhỏ, thời gian sấy dài và phẩm chất thịt kém. Tốc độ gió lớn, nhiệt độ sấy không đều. Thường vận tốc trung bình khoảng 0,4 – 0,6 m/s, không khí lưu thông song song với bề mặt cá, quá trình làm khô nhanh hơn, không khí lưu thông tạo thành góc 45 độ so với bề mặt cá, tốc độ sấy chậm nhất.

Hàm lượng nước trong cá tươi chiếm khoảng 80%. Khi giảm độ ẩm của cá xuống còn khoảng 25% giúp ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn gây hư hỏng và dưới 15% ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Vì thế khi làm khô ta giữ độ ẩm của thực phẩm khoảng 10-15% là tốt nhất.

The post Các Yêu Tố Cần Thiết Khi Sấy Khô Cá appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

9 lý do khiến bạn nên sấy khô thực phẩm

9 lý do khiến bạn nên sấy khô thực phẩm

Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp sấy khô có lẽ là kỹ thuật bảo quản đầu tiên được loài người khám phá. Ngày nay, sấy khô đã trở thành một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới. Có ba cách phổ biến để bảo quản thực phẩm trong mùa hè nóng bức: đông lạnh, đóng hộp, và sấy khô. Tuy mỗi cách bảo quản đều có những ưu điểm riêng, nhưng nếu nói về sự tiện lợi, sấy khô được xếp hàng đầu. Hãy cùng tìm hiểu một số lý do khiến bạn nên sấy khô thực phẩm:

1. Thời gian chuẩn bị nhanh chóng, và đơn giản
Bạn chỉ phải mất một vài phút để cắt các loại trái cây như táo, cam, mận,… trước khi đưa chúng vào lò sấy.

2. Sự sẵn có
Với những loại thực phẩm theo mùa, thật khó để có thể thưởng thức chúng quanh năm. Sấy khô sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó. Bạn sẽ có nguyên liệu để chế biến những bữa ăn ngon, giàu dinh dưỡng mà không cần phải lo về vấn đề thời tiết. Hơn nữa, tích trữ các loại thực phẩm sấy khô trong nhà cũng giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho đi chợ hay siêu thị.

3. Sự đa dạng trong hương vị
Chắc chắn rằng hương vị của đồ ăn sấy khô sẽ khác với khi chúng còn tươi. Còn gì thú vị hơn khi được thưởng thức các hương vị khác nhau của cùng một loại thực phẩm. Hơn nữa, nhiều đồ ăn sẽ ngon miệng hơn sau khi sấy khô.

4. Tiết kiệm không gian cất trữ
Với những ngôi nhà chật hẹp, không đủ không gian để cất trữ thực phẩm là một vấn đề nan giải. Quá trình sấy khô loại bỏ nước khỏi thực phẩm, khiến thể tích của chúng trở nên nhỏ hơn. Điều đó giúp bạn cất trữ được nhiều thực phẩm hơn trong một không gian nhỏ.

5. Thời gian bảo quản lâu dài
Sấy khô có thể bảo quản thực phẩm lâu hơn bất kỳ hình thức bảo quản nào khác. Đây là giải pháp tuyệt vời cho những ai có ý định cất trữ thực phẩm dài hạn.

6. Tính đa dụng
Từ trái cây, rau quả đến các loại thịt, cá, hầu như chúng ta có thể sấy khô mọi loại thực phẩm.

7. Hàm lượng dinh dưỡng cao
Sau khi sấy khô, hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm vẫn được bảo tồn với một tỷ lệ cao hơn nhiều trong thực phẩm đóng hộp. Sấy khô giúp bảo tồn được nhiều loại vitamin và khoáng chất bị rửa sạch trong nước.

8. Chi phí thấp
Hầu hết các lò sấy thực phẩm tiêu tốn ít điện năng và có thể chạy liên tục trong nhiều giờ với chi phí rất thấp. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp sấy thô sơ ít tốn kém hơn nữa như phơi khô hay sấy bằng lửa,…

9. Là biện pháp cất trữ dự phòng
Sấy khô là một biện pháp dự phòng để cất trữ thức ăn của bạn. Đồ ăn đông lạnh dễ hỏng khi mất điện kéo dài. Đóng hộp đòi hỏi trang thiết bị tốn kém và một nguồn nhiệt phù hợp. Sấy khô là phương pháp bảo quản duy nhất có thể thực hiện khi không có điện hay thiết bị. Phương pháp này đã được thực hiện trong hàng ngàn năm, và cho dù không có lò sấy, bạn có thể sấy khô thực phẩm bằng các phương pháp thô sơ như sấy bằng lửa hay phơi khô,…

The post 9 lý do khiến bạn nên sấy khô thực phẩm appeared first on MÁY SẤY ÁNH DƯƠNG - SUNSHINE DRYER.

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Phòng bệnh với tỏi đen

Mặc dù không nổi tiếng như người đồng nhiệm màu trắng của nó, tỏi đen được hưởng một gia tăng phổ biến trong giới ẩm thực và các lĩnh vực y tế thay thế. 

Giới thiệu với thị trường y tế và thực phẩm khoảng 5 năm trước đây bởi người Hàn Quốc, tỏi trở nên "tỏi đen" thông qua một quá trình kéo dài hàng tháng của quá trình lên men dưới nhiệt kiểm soát chặt chẽ và độ ẩm. Những lợi ích sức khỏe của lên men tỏi đen đang được chào hàng bởi loại thuốc tự nhiên học, thảo mộc và những người khác.

Quá trình lên men kéo dài một tháng góp phần tạo ra một loại siêu tỏi. Các hợp chất S-Allylcysteine, một thành phần tự nhiên của tỏi tươi và một dẫn xuất của acid amin cysteine, đã được tìm thấy ở nồng độ lớn hơn nhiều trong tỏi đen, và được cho là giúp cân bằng cholesterol và giảm nguy cơ ung thư, báo cáo HealthMad.com. Allylcysteine ​​hỗ trợ việc hấp thụ của tỏi của hoạt động thành phần thuốc, allicin, giúp chuyển hóa dễ dàng hơn.

Chất chống oxy hóa, gốc tự do và oxy hóa

Trắng tỏi đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ cho nó tính chất dược liệu. Nó cũng được biết rằng tất cả tỏi có chứa các tác nhân chống vi khuẩn, kháng sinh và chống nấm tại của nó. Thành phần hoạt chất của tỏi, chất allicin được biết đến vì có hàm lượng cao chất chống oxy hóa; và, tỏi đen đã được tìm thấy có hai lần các thuộc tính chống oxy hóa của tỏi thông thường. Chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏi bệnh và được cho là làm chậm quá trình lão hóa. Bởi vì tỏi đen đã trở nên quá mạnh như là kết quả của quá trình nó đã trải qua, các cấp cao của các chất chống oxy hóa bảo vệ cung cấp từ thiệt hại gốc tự do làm cho nó gần như là một thực phẩm lý tưởng để tiêu thụ để hỗ trợ hệ thống tim mạch và ngăn chặn các bệnh mãn tính. Các gốc tự do gây tổn hại các tế bào dẫn đến bệnh tim, Alzheimer, các vấn đề tuần hoàn, viêm khớp dạng thấp, bệnh ung thư, bệnh tự miễn và các bệnh mãn tính khác.

Cardio cải thiện và bảo vệ hệ thống miễn dịch

Ăn một chế độ ăn uống thường xuyên bao gồm tỏi đen có thể cải thiện tuần hoàn máu, giảm huyết áp cao và giúp phòng ngừa đau đầu. Nó mỏng máu nên hành vi như nghệ, gừng và thảo dược tương tự để giúp giảm áp lực nội bộ về mạch máu có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của máu. Cũng giống như tỏi trắng, tiêu thụ thường xuyên của tỏi đen cũng cung cấp các hệ thống miễn dịch với sự hỗ trợ giúp đỡ để ngăn ngừa cảm lạnh và cúm.

Mùi và vị giác của Black Tỏi

Quá trình lên men làm giảm mùi hăng và hương vị cách chế biến làm tỏi đen tại nhà mạnh mẽ làm cho tỏi đen ngon miệng cho một số người, và mời gọi hơn rất nhiều cho những người khác sử dụng nó như là một chất chữa bệnh. Các hương vị của tỏi đen đã được so sánh như một trái cây sấy khô, khói, ngọt và hơi dai. Thông thường tỏi - ngay cả trong viên nang đông khô - phát ra một mùi tỏi mạnh thấm vào da, gây phản đối cơ thể và hơi thở có mùi. Đen tỏi chưa có các mùi của tỏi trắng và có thể được tiêu thụ với số lượng lớn mà không có các tác dụng sau khứu giác.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Cách sấy phơi cá khô ăn dần

Cá khô vốn là món ngon của nhà nghèo, của vùng quê, của những ngày trái gió trở giời lỡ bữa cá tươi,... Giờ hầu hết người ta ấn tượng về nó như là một món nhậu dân dã, một món ăn xưa cũ kỹ quê đặc, thậm chí rùng mình e ngại nó bị tẩm ướp hóa chất độc hại. Có lẽ cá khô quê nhà chỉ còn là một món ngon trong... ký ức! 

Nhớ khi xưa, bến thuyền làng chài cứ tới những ngày gió đầu mùa của tiết trời sang thu là lại giăng đầy khô cá. Đi qua hàng cá phơi là sức lên mùi tanh đặc trưng của biển. Ai không quen thì bịt mũi bước qua cho nhanh, ai quen thì cứ thong thả khoan khoái bước đi trong hơi biển tanh nồng và mặn mà. Mùi tanh nồng nàn của cá tươi đang phơi khô không thể là thứ mùi tanh hôi của cá ươn còn cố tình để nguyên bộ lòng ruột đang phân hủy. Nếu bạn gần gụi dân biển, bạn sẽ thấm cảm nhận đó.

Cá khô sặc miền Tây Nam Bộ. Ảnh Internet



Hẳn có nhiều người băn khoăn sao mùa hè nắng lớn lại không phơi cá nhiều bằng mùa thu? Là vì cá phơi ngày thu chủ yếu khô nhờ gió, cá sẽ khô ráo trong từng thớ thịt mà vẫn kịp ủ mùi thơm biển, thịt cá khô dẻo nhưng vẫn tươi chứ không phải khô cứng và chín dở như khi phơi nắng cháy. Vì thế mà các loại máy sấy cá khô giá rẻ hiện đại không thể nào thay thế hoàn hảo cho khí thu se lạnh trong từng cơn gió biển tự nhiên được. 
Khi sơ chế cá để phơi, đánh hết vẩy, lát đôi cá thành hai nửa mỏng giống nhau bám nhau ở phần sống lưng, bỏ hết mang và ruột cá, rửa thật sạch tiết cá, kể cả những màng đen thường có trong khoang bụng cá cũng lột sạch hoặc đánh rửa sạch, rửa bằng nước biển hay nước muối là tốt nhất .
Tuy vậy vây và đuôi cá không được chặt, người dân chài thường bảo "làm vậy khác gì cá thối" - ý nói là trông con cá như thối hỏng rồi mới mang đi phơi. Sau khi để ráo thì ướp muối, tùy loại cá đậm nhạt thịt khác nhau, thân thịt dày mỏng khác nhau, thớ thịt săn lỏng khác nhau,... mà người ta dùng lượng muối khác nhau và ủ nhanh chậm khác nhau. Thông thường 1kg cá cần gần 1kg muối và ủ trong 3 giờ đồng hồ.

Khô cá chỉ vàng được dùng phổ biến. Ảnh Internet


Sau đó cũng tùy vào sự rỉ nước sau ướp muối mà bạn có cần xả muối hay không, nếu cá rỉ ít nước thì chỉ việc đập cho rời hết muối là treo phơi nhưng nếu cá rỉ nhiều nước thì cần phải xối lại nước cho hết nước tanh đó đi rồi ủ nhanh lại bằng chút muối.  Nếu không khéo trong ướp muối cá thì hoặc là cá quá mặn mà mất vị ngon ngọt, hoặc là cá nhạt và mủn thịt,... Khâu ướp muối trở nên quan trọng nhất để có được mẻ cá khô ngon là vậy! 
Tùy theo cá mà phơi "một nắng", "hai nắng" hay "nhiều nắng" (một ngày, hai ngày hay nhiều ngày). Chẳng hạn cá thu phơi một nắng là vừa nhất, vì phơi kĩ cá sẽ khô bã, nhưng cá phèn mà không phơi nhiều nắng thì không thơm. Phơi xong là treo vào gác bếp hay chỗ râm khô thoáng vài ba ngày mới gói kĩ cất hẳn đi dùng dần. Cá khô có thể dùng quanh năm không sợ hỏng, nhưng thường là người ta dùng để ăn qua hết mùa đông.
Những ngày đông lạnh, mưa phùn gió bấc hay gió vi vút rét căm căm, ngồi co ro bên bếp củi cời lửa tàn nướng cá, chỉ ngửi thấy mùi cháy của vây cá bén đầu tiên đã thèm tứa nước miếng. Ngày nhỏ tôi cứ khăng khăng với suy nghĩ riêng của mình rằng vây cá không chặt để khi nướng nó thơm, giờ vẫn thấy có phần hợp lý! Ở các vùng biển, cá khô nướng ăn với cháo hoa là kiểu ăn thân thuộc tới mức khi xa quê người ta lại nhớ hương vị này đến da diết!
Cá thu khô ngon nhất khi phơi một nắng. Ảnh Internet

Trước kia cá khô là món quà quê gửi ra thành phố, còn bây giờ nó trở thành hàng hóa rất tiện mua. Thế nhưng vì những cảnh báo về vệ sinh an toàn thực phẩm mà người ta e ngại và dè dặt khi mua nó. Cũng dễ hiểu thôi, mùi cá khô rất bắt ruồi, kiến và nhiều côn trùng khác. Người ta thường phải phun thuốc để xua những con vật này.
Thêm nữa, khi nguyên liệu cá ban đầu không đủ tươi (chủ yếu là cá ươn thối bán ế) thì ủ với phơi cũng không có tác dụng nhiều, người ta sẽ phải tìm cách tẩm ướp nó cho có... hương vị cá khô thật, sẽ phải có cách sấy hay nhúng thuốc thế nào đó cho nó khô ráo như cá khô "xịn". Một lần nữa lại phải nhắc tới cụm từ ngữ quen thuộc: "chúng ta cần là những khách hàng thông thái"! Cá khô cần chọn màu vàng đều tự nhiên, thịt khô dẻo, mắt cá trắng, mùi tanh nhẹ,... 
Và có lẽ yên tâm nhất là bạn hãy tự tay làm cá khô cho mình, hãy yên tâm là không cần nắng quá lớn, chỉ cần gió thu bên ban công và chút nắng nhạt hắt vào là bạn có thể phơi được cá khô trong 3 ngày, bạn có thể cần thêm chút sự hỗ chợ của lò sấy ở nhiệt độ thấp trước khi cất cá. Một mẹo nhỏ cho bạn là nên tẩm chút ớt bột vào cá trước khi phơi, như thế ruồi sẽ không bén mảng tới nữa!


Hong cá hàng loạt. Ảnh Internet


Cá khô có thể chế biến được rất nhiều món: xắt nhỏ và hấp cá với gừng, chiên dầu lửa nhỏ, ngào chua ngọt, lát mỏng xào rau (nên xào những rau gia vị như cần, tỏi, ớt, hành tây,...), kho dẻo, nướng,.... Trước khi nấu thành món ngon, bạn nên ngâm cá khô vào nước vo gạo sạch, giấm loãng hoặc bia. Như thế cá sẽ đàn hồi trở lại vị tươi và dễ ngấm gia vị bạn ướp sau đó. Cá khô cần ăn nóng cùng với các món thanh nhạt khác.
Những người huyết áp, tiểu đường, tim mạch,... thì cần hạn chế ăn cá khô vì nó chứa nhiều muối. Sau bữa ăn thường cần thanh miệng bằng nước chè, nếu ăn cá khô biển thì bạn tránh mắc vào sai lầm thường gặp là ăn quả gì đó chua chua cho đỡ tanh miệng. Bởi đồ hải sản nói chung nên tránh dùng với những đồ ăn nhiều vitamin C, hai thứ đó dễ kết hợp thành độc tố trong cơ thể.
Cũng như mắm cá đặc trưng của ẩm thực Việt Nam, cá khô là một món ngon giàu đạm, thân thuộc và đậm đà hương vị quê hương. Thay vì e ngại nó, bạn hãy tự tay làm những con cá khô của riêng mình, bởi vì những con cá khô của ngày hôm nay chẳng bao lâu sẽ trở thành một ký ức đậm vị ngon ngọt và thấm mùi nhớ nhung da diết của những bé con nhà bạn! Hơn bao giờ hết, món ăn ngon nhất vẫn là ngon trong ký ức!

Hiện nay, tại các địa phương nghề chế biến cá khô phát triển ngày càng đa dạng, phong phú. Từ những loại cá tạp, qua bàn tay khéo léo của người
dân các àng nghề đã trở thành các mặt hàng khô không chỉ tiêu thụ ở nội địa mà còn có khả năng xuất khẩu.
ở Quảng Trị việc chế biến cá khô của người dân chủ yếu là hình thức thủ công, nhỏ lẻ theo quy mô của từng hộ gia đình, hầu hết chế biến bằng cách phơi nắng hoặc sử dụng lò sấy tự chế nên chất lượng sản phẩm làm ra thường không đảm bảo, có năng suất thấp, tốn nhiều công lao động và chi phí sản xuất cao nên rất khó cạnh tranh trên thị trường.
Những năm trở lại đây nghề chế biến cá khô đã có bước phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo thống kê sơ bộ vào năm 2008 toàn tỉnh chỉ có khoảng 26 cơ sở nhưng đến nay đã có hơn 140 cơ sở, tập trung chủ yếu ở các xã vùng biển như: xã Gio Việt, Thị trấn Cửa Việt, Thị trấn Cửa Tùng, xã Triệu An...
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, các cơ quan chức năng cần tiến hành đợt khảo sát và kiểm tra tình hình sản xuất chế biến và kinh doanh của các cơ sở cá khô trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác kiểm tra, khảo sát này nhằm thúc đẩy cho nghề làm cá khô ở Quảng Trị từng bước đi vào ổn định và đạt các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp cho nghề chế biến các sản phẩm độc đáo từ cá này ngày càng phát triển.
Muốn chế biến cá khô ngon trước hết phải tiến hành các công đoạn sau:
- Chọn cá: nguyên liệu chính là: Cá nục, cá cơm, cá trích, cá mòi... Chọn cá còn tươi, không bị ươn, thối; phải nguyên con, không sử dụng cá đã bị cắt khúc, cá không rõ nguồn gốc.
- Tiếp theo là cắt sạch vây, đánh vảy, mổ bỏ ruột và chẻ cá ra
- Rửa cá bằng nước nóng cho sạch sẽ và ướp muối hoặc gia vị sau đó xếp lên giàn phơi nắng. Tùy theo loại cá hoặc sở thích của từng gia đình mà có thể lựa chọn có nên tẩm ướp hoặc không tẩm ướp gia vị, khâu tẩm ướp này là quan trọng bởi nó quyết định cá khô sẽ ngon, hợp khẩu vị hay không. Giàn phơi trước khi sử dụng cũng phải được vệ sinh sạch sẽ, để khô ráo.
- Khi phơi cá không cần phải có người đứng trở cá thường xuyên. Giàn phơi được làm từ tre, gỗ và lưới rất thoáng nên khi phơi mặt trên của cá sẽ trực tiếp tiếp xúc ánh nắng mặt trời, mặt dưới của cá vẫn có thể thoát ẩm tốt.


- Mỗi ngày phơi, cá cần được trở 2 lần. Nếu nắng tốt, cá khô chỉ cần phơi đủ 2-3 nắng là đạt yêu cầu. Như vậy, khoảng 56 ký cá các loại có thể làm thành 1kg cá khô.
Một số yêu cầu cần chú ý khi chế biến cá khô (Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 02 - 17: 2012/BNNPTNT về Cơ sở sản xuất thủy sản khô - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm) như sau:
1. Địa điểm:
Khu vực chế biến cá khô phải được bố trí tách biệt với khu sinh hoạt của gia đình, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm; không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân lây nhiễm từ môi trường xung quanh, không bị ngập nước, đọng nước.
2. Bố trí, kết cấu khu vực sản xuất:
- Khu vực chế biến phải được bố trí phù hợp với quy trình chế biến, bảo đảm vệ sinh, hạn chế sự lây nhiễm, thuận lợi cho hoạt động chế biến và làm vệ sinh.
- Thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được làm bằng vật liệu phù hợp, không độc, không gỉ sét, không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Bề mặt thiết bị, dụng cụ phải dễ làm vệ sinh và khử trùng.
- Thiết bị và dụng cụ dùng trong xử lý, chế biến cá khô phải được dùng riêng cho mục đích này và được bảo quản riêng biệt.
- Giàn phơi cá phải có kết cấu chắc chắn, bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được làm bằng vật liệu không độc, thoáng, thoát ẩm nhanh và dễ làm vệ sinh. Được phép dùng các loại vật liệu như: tre, gỗ, lưới nilon để làm giàn phơi. Giàn phơi phải đặt cách mặt sân ít nhất 0,5m.
- Phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến phải rõ nguồn gốc, còn nguyên vẹn nhãn mác, còn hạn sử dụng, được bảo quản trong dụng cụ chứa đựng phù hợp tại nơi khô, thoáng, ngăn được động vật gây hại và không được bảo quản chung với hóa chất tẩy rửa, khử trùng, hóa chất độc hại.
- Phải có biện pháp ngăn ngừa và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại trong khu vực chế biến. Việc sử dụng, bảo quản hoá chất để diệt côn trùng và động vật gây hại phải đảm bảo an toàn cho người và đảm bảo không gây nhiễm vào sản phẩm.
3. Yêu cầu về vệ sinh:
- Khu vực chế biến và khu vực nhà vệ sinh phải được làm vệ sinh định kỳ, thu gom chất thải thường xuyên, bảo đảm sạch.
- Các rãnh, hố ga thoát nước thải phải được làm vệ sinh thường xuyên tránh tạo mùi hôi.
- Các thiết bị, dụng cụ sản xuất, dụng cụ chứa đựng có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được duy trì trong điều kiện hợp vệ sinh, được rửa sạch trước và sau khi sử dụng, khi cần thiết phải tiến hành khử trùng hoặc phơi nắng.
- Có dụng cụ làm vệ sinh đầy đủ và phù hợp, thiết bị, dụng cụ sau khi đã làm vệ sinh, khử trùng phải được bảo quản nơi khô ráo.
- Trước và sau khi tiếp xúc với sản phẩm phải rửa sạch tay bằng xà phòng và làm khô tay bằng dụng cụ làm khô tay phù hợp.
- Khu vực chế biến, trang thiết bị dụng cụ sản xuất phải luôn được duy trì trong điều kiện hợp vệ sinh
Nhật Bản với bốn bề là biển khơi cùng nguồn tài nguyên hải sản phong phú, đó là lý do tự nhiên lý giảu cho việc các cách chuẩn bi và chế biến các món ăn từ hải sản đã được phát triển từ nhiều thế kỳ qua. Một cách để chế biến cá rất đơn giản đó là, làm sạch chúng, loại bỏ hết ruột, đem ướp muối, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, rồi khi muốn thưởng thức thì chỉ việc đem nướng cá trên một ngọn lửa là ta đã có ngay một món cá nướng ngon tuyệt. Người Nhật gọi cách làm này là Himono.
Món cá này tương đối rẻ và khá là phổ biến trên toàn Nhật Bản, là món ăn thường xuyên có mặt trong bữa sáng truyền thống của người Nhật cùng với đậu tương lên men natto.
Tập quán phơi khô cá nhờ ánh nắng mặt trời đã có từ thời cổ đại. Tài liệu bảo quản trong kho Shosoin- được xây dựng từ thời Nara ( 710- 784 ), đề cập đến cách thức mà người ta đã phơi khô cá rồi dâng lên cho các vị thần. Đó có thể là hình thức đầu tiên của Himono. Theo như một tuyển tập minh họa thực phẩm có tên Honcho Shokkan được viết năm 1697 thì trong thời kỳ Edo, các thu thường được đánh bắt và phơi khô.
Từ những ngày đầu tiên, cá sẽ được phơi khô hoàn toàn nguyên con để bảo quản, và khi ăn thì không qua công đoạn chế biến nào nữa cả. Nhưng qua nhiều thế kỷ thì khẩu vị của mọi người đã thay đổi, đến nay thì cá chỉ cần hơi khô để vẫn giữ được khoảng một nửa độ ẩm ban đầu.


Có hai loại của Himono là Hiraki và Maru-boshi, tùy thuộc vào hình dạng của cá. Cá được mổ bụng ra trước khi phơi gọi là Hiraki ( có nghĩa là mở ), còn cá phơi khô nguyên hình dạng ban đầu gọi là Maru-boshi (toàn bộ- khô ). Việc đem ướp muối cá trước khi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời đem lại rất nhiều lợi ích: các enzyme khó có thể phá vỡ các protein trong cá, các chất có lợi như amino axit hay axit inosinic có hàm lượng cao hơn trong cá tươi, và cá có thể được bảo quản lâu hơn.
Vì không cần dùng dụng cụ đặc biệt nào để chế biến nên mọi người có thể dễ dàng làm himono ở nhà. Làm Himono từ cá còn sống sẽ cho mùi vị thơm ngon hơn là các loại cá khô bán sẵn tại các cửa hàng.
Cách Làm Himono
1.  Để chế biến Himono thì trước hết phải làm sạch cá, đánh vẩy. Nếu bạn không có dung cụ chuyên để đánh vẩy thì bạn có thể dùng dao.


2. Mổ bụng cá, loại bỏ mang, ruột, rửa sạch máu rồi lau khô.


3. Dùng dao rạch cắt dọc từ đầu  xuống đuôi cá, nhưng không cắt đứt hoàn toàn.


4. Chuẩn bị nước muối với 900ml nước hòa với 120 gr muối, cho thêm vào một miếng tảo biển.


5. Cho miếng cá thu vào trong nước muối, rồi bọc lại, ngâm khoảng 20 phút trong nhiệt độ phòng, rửa sạch bằng nước rồi nhanh chóng lau khô, cách muối cá này gọi là Tate-jio. Bạn có thể không ngâm nước muối mà trực tiếp rắc muối lên, nhưng cách này khó thực hiện vì muối có thể không thấm đều toàn bộ con cá.


6. Đặt trên một cái sàng, đem phơi dưới ánh nắng mặt trời, nơi có nhiều gió thì càng tốt. Phơi khô trong khoảng 3 tiếng đến khi cả hai mặt của con cá đều khô.


7. Sau khi cá đã khô thì đem nướng trên bếp than, nướng mặt ngoài trước rồi lật mặt trong. Và thế là bạn đã có món cá nướng kiểu Nhật ngon tuyệt!


Có thể sử dụng bất kỳ loại cá nào để làm Himono nhưng ngày nay người ta vẫn thường dùng các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi…tất cả đều có sẵn tại Nhật, và người Nhật vẫn thường dùng Himono với cơm
Máy sấy hải sản của chúng tôi thân thiện với môi trường và vận hành dễ dàng.hệ điều khiển tự động hoàn toàn dễ sử dụng . Máy sử dụng không khí nóng máy lạnh để sấy. Nên không làm hư hại sản phẩm , không làm thay đổi thành phầm thực phẩm, các bạn có thể xem thêm tại đây http://maysayanhduong.com/gioi-thieu-sp/may-say-hai-san/

(ST)

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

Sơ lược về công nghệ sấy phun khô

Những điều cơ bản về công nghệ sấy phun khô cần biết và ứng dụng trong sản xuất

Sấy phun khô là quá trình công nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất cho sự hình thành hạt và sấy khô. Vì vậy nên rất thích hợp cho sản xuất liên tục các chất rắn khô ở dạng bột, nghiền hoặc tích tụ lại từ thức ăn lỏng. Sấy phun khô là lý tưởng khi sản phẩm cuối cùng phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng chính xác bao gồm các yếu tố như: phân bố kích thước hạt, độ ẩm còn lại, mật độ số lượng lớn và hình thái hạt.


Hình 1: Hệ thống sấy phun khô tại một nhà máy
Quá trình sấy phun khô

Sấy phun khô bắt đầu với việc phát tán các nguyên liệu chất lỏng vào bình xịt hạt. Các giọt nước được đặt tiếp xúc với không khí nóng trong một buồng sấy. Các thuốc xịt (phun) được sản xuất bởi một trong hai bình xịt quay hoặc bình xịt vòi phun. Sự bay hơi của chất lỏng từ các giọt nước và quá trình hình thành các hạt khô được thực hiện ở nhiệt độ kiểm soát và điều kiện của luồng không khí. Bột liên tục thải ra từ buồng sấy và thu hồi từ khí thải sử dụng gió xoáy hoặc túi lọc.

Máy sấy công nghiệp phun khô bao gồm:

+Một máy bơm thức ăn
+Một phun
+Một bộ sấy không khí
+Một phân tán không khí
+Một buồng sấy
+Hệ thống thu hồi bột
+Hệ thống làm sạch khí thải
+Hệ thống điều khiển quá trình
Ba cấu hình thông thường


Hình 2: ba cấu hình thông thường của sấy phun khô

Khi hoạt động một nhà máy, lựa chọn các cấu hình thích hợp nhất là điều cần thiết. Điều này bao gồm các phương thức hoạt động, thiết kế thiết bị và hệ thống thu gom bột.
Thiết bị phù hợp về chất lượng và kinh tế. Khi lựa chọn thiết bị công nghệ, điều quan trọng là phải hiểu một cách cẩn thận hai điều: các thuộc tính của chất lỏng được sấy khô và chất lượng bột được sản xuất.
Hình thức phun là quan trọng nhất của quá trình trong thiết bị phun. Sự lựa chọn phun phụ thuộc vào tính chất của các nguồn cấp dữ liệu và các đặc tính mong muốn của sản phẩm khô.
Ứng dụng của sấy phun khô:
Thực phẩm: sữa bột, cà phê, chè, trứng, ngũ cốc, các loại gia vị, hương liệu, tinh bột và các dẫn xuất tinh bột, vitamin, enzyme, chất tạo màu ...
Dược: thuốc kháng sinh, các thành phần y tế, phụ gia
Công nghiệp: màu sơn, vật liệu gốm, hỗ trợ chất xúc tác, vi tảo
 

Hình 3: Trái cây sau quá trình sấy phun khô được đóng gói chuẩn bị đem bán